the

Cách điều trị bệnh viêm đa khớp dạng thấp an toàn không tái phát

Là một căn bệnh xương khớp nguy hiểm, viêm đa khớp dạng thấp khiến người bệnh không thể vận động như ý muốn kèm theo sự suy giảm chức năng ở nhiều cơ quan. Chính vì vậy, việc điều trị bệnh như thế nào hiệu quả, an toàn và không tái phát, không để lại biến chứng là vấn đề cấp thiết mà y học đang hướng đến.

Cập nhật gần nhất 14/12/2023

1. Tìm hiểu về cách điều trị bệnh viêm đa khớp dạng thấp qua chia sẻ của các chuyên gia xương khớp.


Là một căn bệnh xương khớp nguy hiểm, viêm đa khớp dạng thấp khiến người bệnh không thể vận động như ý muốn kèm theo sự suy giảm chức năng ở nhiều cơ quan. Chính vì vậy, việc điều trị bệnh như thế nào hiệu quả, an toàn và không tái phát, không để lại biến chứng là vấn đề cấp thiết mà y học đang hướng đến.
 
Trong bài viết này, chúng tôi xin được chia sẻ đến bạn đọc những phương pháp điều trị bệnh viêm đa khớp phổ biến hiện nay và giúp người bệnh định hướng được phương pháp vượt trội nhất để thoát khỏi căn bệnh viêm đa khớp dạng thấp.

Viêm đa khớp dạng thấp là căn bệnh tự miễn biểu hiện bằng tình trạng viêm ở một hoặc nhiều khớp, gây phá hủy cấu trúc của khớp, biến dạng khớp dẫn đến mất khả năng vận động. Nguyên nhân gây viêm đa khớp dạng thấp vẫn chưa được xác định rõ. Theo các nhà nghiên cứu đã nhận thấy những yếu tố về dị nguyên, di truyền, cơ địa, giới tính, môi trường sống và làm việc…có khả năng kích thích hoặc tham gia vào quá hình thành viêm đa khớp dạng thấp.

Cần phát hiện và điều trị viêm đa khớp dạng thấp càng sớm càng tốt để tránh những rủi ro về hệ tim mạch, hệ thần kinh, hô hấp… Để chẩn đoán chính xác bệnh viêm đa khớp dạng thấp, ngoài các biểu hiện lâm sàng như viêm đau ở các khớp cổ tay, bàn ngón tay, đầu gối, cổ chân, ngón chân… thì bệnh nhân cần thực hiện thêm các xét nghiệm và kiểm tra chuyên khoa để đưa ra kết luận cụ thể và lên phác đồ điều trị thích hợp.

2. Cách điều trị bệnh viêm đa khớp dạng thấp


 Trước hết, để biết đâu là cách điều trị bệnh viêm đa khớp dạng thấp an toàn, giảm thiểu nguy cơ tái phát xuống mức thấp nhất, chúng ta hãy cùng tìm hiểu về hai phương pháp điều trị bệnh viêm đa khớp dạng thấp phổ biến nhất hiện nay.

a. Cách điều trị bệnh viêm đa khớp dạng thấp theo phương pháp hiện đại bệnh viêm đa khớp dạng thấp


Theo PGS.TS. Bùi Khắc Hậu (Bệnh viện Đại học Y Hà Nội), nguyên tắc điều trị bệnh viêm đa khớp dạng thấp chủ yếu là dùng thuốc giảm đau, chống viêm, thuốc ức chế miễn dịch với liều lượng và cách sử dụng theo chỉ định của bác sĩ điều trị. Đồng thời kết hợp chặt chẽ giữa điều trị nội khoa, vật lý liệu pháp và phục hồi chức năng. Cụ thể, điều trị viêm khớp theo Y học hiện đại được tiến hành như sau:

♦ Điều trị viêm đa khớp dạng thấp bằng nội khoa


Trường hợp 1: Viêm đa khớp dạng thấp giai đoạn 1 – thể nhẹ

Bác sĩ chuyên khoa cơ xương khớp sẽ kê đơn cho bệnh nhân sử dụng các thuốc giảm đau, chống viêm như Aspirin, Cloroquin kéo dài trong nhiều tháng. Tiêm Hydrocortison acetat vào khớp viêm nhiều. Kết hợp với luyện tập, vận động, vật lý trị liệu, điện châm, tắm suối khoáng (theo hướng dẫn của chuyên viên trị liệu/bác sĩ chuyên khoa) để tăng cường hiệu quả điều trị.

Bên cạnh đó, bệnh nhân cũng cần được nghỉ ngơi, lao động nhẹ nhàng và tránh xa môi trường ẩm thấp, lạnh lẽo.

Trường hợp 2: Viêm đa khớp dạng thấp giai đoạn 2 – thể trung bình

Ở giai đoạn này, bệnh nhân có thể đã bị viêm nhiều khớp và bị hạn chế vận động. Cách chữa viêm đa khớp dạng thấp là sử dụng thuốc chống viêm non-steroid như Aspirin, Diclofenac, Indomethacin, Piroxicam… theo liều phù hợp. Ngoài ra, có thể dùng Corticoid liều trung bình 40mg Prednisolon/ngày (không dùng kéo dài, theo đúng liều bác sĩ kê).

Trong giai đoạn này, bệnh nhân vẫn phải thực hiện vật lý liệu pháp và phục hồi chức năng giống với giai đoạn đầu để hỗ trợ.



Trường hợp 3: Viêm đa khớp dạng thấp giai đoạn 3 – thể nặng


Bệnh nhân bị viêm khớp dạng thấp ở giai đoạn này thường bị tổn thương khớp nặng nề, không thể đi lại hoặc vận động. Thuốc chữa viêm đa khớp dạng thấp ở giai đoạn này là thuốc Corticoid ở liều cao với liều lượng và thời gian cụ thể, tiêm muối vàng, dùng thuốc ức chế miễn dịch (Methotrexat, Chlorambucil, Endoxan), kết hợp lọc huyết tương để oại trừ phức hợp miễn dịch lưu hành trong máu…

CHÚ Ý: Bệnh nhân không được tự ý dùng thuốc mà phải tuân thủ mọi chỉ định của bác sĩ.

♦ Điều trị viêm đa khớp bằng vật lý trị liệu và phục hồi chức năng


Áp dụng vật lý trị liệu trị viêm đa khớp dạng thấp: 
– Nhiệt trị liệu: Áp dụng tắm ngâm, đắp nóng tại khớp, sóng ngắn, siêu âm, hồng ngoại… để tác dụng tăng tuần hoàn, giúp phân tán các chất trung gian viêm, giảm đau, chống viêm, tăng khả năng nuôi dưỡng và phục hồi tổn thương. Không áp dụng trong trường hợp sưng nóng, phù nề, tràn dịch khớp.

– Điện trị liệu: Dùng dòng Galvanic đơn thuần, điện di thuốc Salicylat, Hydrocortison vào khớp, điện xung, từ trường… để giảm đau, chống viêm, chống thưa xương.

– Xoa bóp: Áp dụng các động tác xoa, vuốt, day để giảm đau, giảm co cơ…

 

Vận động phục hồi chức năng trong điều trị viêm đa khớp:

– Ở giai đoạn viêm cấp: Người bệnh được nghỉ ngơi nhưng kết hợp vận động nhẹ nhàng các các khớp gối, khuỷu, cổ chân, cổ tay, bàn chân, bàn tay….

– Sau khi đợt viêm giảm dần: Chú ý các tư thế nằm, ngồi, đi, đứng phù hợp theo hướng dẫn của bác sĩ điều trị.

– Kết hợp tập vận động: Bệnh nhân được cho tập vận động chủ động, vận động thụ động, vận động với dụng cụ hỗ trợ, tập tăng sức cơ. Vận động nhẹ nhàng, thận trọng, từ từ, không nên gắng sức, thực hiện 3-5 lần mỗi ngày.

♦ Điều trị viêm đa khớp bằng ngoại khoa

Điều trị viêm đa khớp bằng ngoại khoa được tiến hành bằng các phương pháp như bóc bỏ mảng hoạt dịch hay phẫu thuật chỉnh hình khi xuất hiện các biến dạng như trật khớp, đứt dây chằng…

PHÂN TÍCH ƯU ĐIỂM – NHƯỢC ĐIỂM CỦA PHƯƠNG PHÁP

Ưu điểm:
Giảm thiểu các triệu chứng viêm đa khớp, kiểm soát được diễn tiến của bệnh, ngăn ngừa các biến chứng của viêm đa khớp, phục hồi chức năng vận động khớp.
Nhược điểm:
Điều trị viêm đa khớp bằng thuốc Tây y kéo dài có thể gây ra một số tác dụng như chóng mặt, buồn nôn, choáng váng, làm suy giảm chức năng gan – thận – dạ dày – tá tràng, tăng nguy cơ loãng xương nên bệnh nhân cần tuân thủ tuyệt đối chỉ định của bác sĩ về liều lượng và thời gian sử dụng thuốc.

2. Cách điều trị bệnh viêm đa khớp dạng thấp theo y học cổ truyền

Tiến sỹ – Lương y Nguyễn V. Hoàng (Đại học Dược Hà Nội) cho biết:

Trong y học cổ truyền, viêm đa khớp dạng thấp thuộc chứng Tý, do khí huyết và kinh lạc bị bế tắc không thông. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này là do cơ thể suy yếu, sức đề kháng thấp gặp tà khí Phong, Hàn, Thấp xâm nhập vào cơ thể và sinh bệnh. Bên cạnh đó, các yếu tố về môi trường, chế độ dinh dưỡng và sinh hoạt kém cũng ảnh hưởng và thúc đẩy quá trình hình thành viêm đa khớp dạng thấp.

Để chữa bệnh viêm đa khớp dạng thấp, y học cổ truyền chia viêm đa khớp dạng thấp thành 3 giai đoạn với phương pháp chủ trị như sau:

♦ Chữa viêm đa khớp ở giai đoạn đầu – thể phong hàn thấp tý


Sau khi thăm khám mạch tượng, thầy thuốc sẽ kê đơn thuốc bao gồm các thành phần: Khương hoạt 6g, phòng phong 6g, khương hoàng 6g, đương quy 6g, xích thược 6g, hoàng kỳ 6g, quế chi 6g, cam thảo 4g, sinh khương 5 lát, đại táo 2g. Tác dụng của bài thuốc này là giúp trừ phong hàn thấp, làm thông kinh lạc.

Phương pháp hỗ trợ: Bệnh nhân được xoa bóp bấm huyệt chữa viêm đa khớp, tập vận động để giảm đau, phục hồi vị trí của khớp, điều chỉnh gân cơ hài hòa, giúp khớp vận động dễ dàng hơn.

♦ Chữa viêm đa khớp ở giai đoạn bệnh tiến triển – thể hàn nhiệt


Ở thể hàn nhiệt, bệnh nhân cần được thanh nhiệt, giải biểu bên cạnh việc khu trừ phong thấp hàn. Bài thuốc chữa trị bao gồm: Bạch thược 12g, bạch truật 12g, phòng phong 12g, tri mẫu 12g, quế chi 8g, ma hoàng 8g, phụ tử 4g, cam thảo 4g, gừng 5 lát.

Hỗ trợ: Châm cứu các huyệt a thị, các huyệt gần khớp đau để giảm sưng đau khớp. Đến khi màu da chỗ khớp viêm sạm xuống thì kết hợp xoa bóp như giai đoạn đầu.

 

♦ Chữa viêm đa khớp dạng thấp ở giai đoạn nặng


Ở giai đoạn này, xương khớp đã tổn thương nặng nề, người bệnh cần phải được bồi bổ can thận, thông huyết hoạt lạc song song với trừ phong thấp hàn. Bài thuốc gồm: Đương quy 12g, hà thủ ô 12g, độc hoạt 12g, thổ phục linh 12g, kê huyết đằng 12g, đỗ trọng 12g, thục địa 12g, hy thiêm 12g, đảng sâm 12g, ngưu tất 8g, xuyên khung 8g, quế chi 8g, kim ngân 6g, can khương 4g sẽ có hiệu quả trong trường hợp này.

Bên cạnh đó, người bệnh cũng được thầy thuốc châm cứu để giảm đau và xoa bóp để phục hồi chức năng vận động của khớp.

PHÂN TÍCH ƯU ĐIỂM – NHƯỢC ĐIỂM CỦA PHƯƠNG PHÁP:

Ưu điểm:
Giảm thiểu các triệu chứng viêm đa khớp theo từng thể bệnh tương ứng, bài thuốc có nguồn gốc thảo dược tự nhiên nên khá an toàn cho cơ thể, ít gây tác dụng phụ nếu được phối hợp đúng liều lượng.

Nhược điểm:
Chữa trị bệnh viêm đa khớp dạng thấp bằng thảo dược thường cho hiệu quả chậm, từ từ vì các vị thuốc cần thời gian ngấm sâu vào cơ thể và phát huy tác dụng. Vì vậy, thời gian dùng thuốc kéo dài, chi phí cao và tăng dần theo thời gian, người bệnh cần kiên trì thực hiện đều đặn và thường xuyên, không nên nóng vội bỏ ngang giữa chừng, làm ảnh hưởng đến quá trình điều trị bệnh.

3. Chữa viêm khớp dạng thấp kết hợp Y học hiện đại và Y học cổ truyền


 

Được đánh giá là hai phương pháp chữa viêm đa khớp dạng thấp phổ biến nhất hiện nay, cách điều trị bệnh viêm đa khớp dạng thấp theo y học hiện đại và y học cổ truyền đã mang đến kết quả khả quan, giúp cải thiện các triệu chứng viêm đa khớp dạng thấp và kiểm soát được diễn tiến của bệnh… Tuy nhiên, mỗi phương pháp lại mang những ưu điểm và nhược điểm riêng khiến bệnh nhân gặp không ít khó khăn trong quá trình điều trị.

Trước tình hình đó, việc kết hợp ưu điểm của y học hiện đại và y học cổ truyền hoặc đông y đã tạo nên những chuyển biến tích cực trong điều trị viêm đa khớp dạng thấp. Trong giai đoạn đầu, bệnh nhân được kết hợp điều trị bằng thảo dược thiên nhiên với các thuốc giảm đau, thuốc chống viêm để giảm nhanh các triệu chứng viêm khớp dạng thấp. Sau khi đẩy lùi các triệu chứng, bệnh nhân sẽ không cần phải dùng thuốc chống viêm và giảm đau nữa mà chỉ cần dùng thảo dược theo liệu trình phù hợp dưới sự theo dõi của thầy thuốc hoặc bác sĩ chuyên khoa.

Song song với liệu trình sử dụng thuốc, bệnh nhân được tập vận động, vật lý trị liệu viêm khớp dạng thấp và phục hồi chức năng theo phác đồ điều trị thích hợp để phục hồi chức năng vận động. Ngoài ra, người bệnh cần phải chú ý đến chế độ dinh dưỡng, sinh hoạt và tập luyện sau điều trị để ngăn ngừa biến chứng và viêm đa khớp dạng thấp tái phát.

Viêm đa khớp dạng thấp là căn bệnh nguy hiểm nhưng không phải là không thể điều trị. Nếu được phát hiện sớm và điều trị kịp thời, đúng cách, đúng phương pháp có thể khắc phục bệnh hiệu quả, kiểm soát được các biến chứng không mong muốn và ngăn ngừa bệnh tái phát. Vì vậy, bệnh nhân cần nhanh chóng đi kiểm tra nếu thấy cơ thể xuất hiện các biểu hiện bất thường ở xương khớp. Đồng thời, tỉnh táo và thận trọng khi lựa chọn bất kỳ phương pháp điều trị nào để đảm bảo an toàn cho cơ thể.

Tags:  Châm Cứu Tại Nhà | Bấm Huyệt Tại Nhà

Đông Y Hoa Sen

Bài viết liên quan