Bấm huyệt chữa đau vai gáy, đau lưng hiệu quả
Cùng với sử dụng thuốc của đông y, song song với đó, sử dụng biện pháp vật lí trị liệu quan trọng không thể thiếu. Đặc biệt trong đó, bấm huyệt chữa đau vai gáy, đau lưng, điều trị cơ xương khớp – thần kinh cột sống giúp thôi thúc quá trình hồi phục bệnh nhanh hơn.
Cập nhật gần nhất 14/12/2023
Đau vai gáy là một trong những căn bệnh cột sống cổ phổ biến hàng đầu hiện nay gây ra nhiều khó khăn trong sinh hoạt và làm việc. Không chỉ khiến người bệnh cảm thấy mệt mỏi, khó chịu mà đau vai gáy còn là báo hiệu của nhiều bệnh xương khớp nguy hiểm như thoái hóa đốt sống cổ, thoát vị đĩa đệm cổ…
Theo thói quen thông thường, người bệnh đau vai gáy sẽ sử dụng thuốc giảm đau nhằm cắt đứt cơn đau nhanh chóng. Nhưng không như mọi người vẫn tưởng, việc chấm dứt cơn đau không đơn giản như thế. Nhiều tình trạng tìm đến bác sĩ sau khi uống thuốc hàng tháng trời gây phù nề, viêm loét dạ dày và thậm chí lờn thuốc. Vì vậy, để việc điều trị đạt hiệu quả cao, người bệnh cần được chẩn đoán chính xác nguyên nhân và chữa trị đúng.
1. Các nguyên nhân đau mỏi vai gáy
Nguyên nhân cơ học:
Sinh hoạt sai tư thế như nằm ngủ gối đầu cao, dựa đầu vào ghế, nằm nghiêng và co quắp…. sẽ ảnh hưởng đến quá trình cung cấp oxy cho các tế bào cơ. Khi cơ không được cung cấp đủ lượng máu cần thiết thì vùng cổ, vai, gáy dễ bị đau nhức và cứng.
Ngồi lâu trước quạt, máy lạnh; thói quen tắm đêm; dầm mưa dãi nắng thường xuyên sẽ làm rối loạn hệ mạch, thần kinh điều khiển việc cung cấp dưỡng chất cho các bó cơ vùng vai gáy.
Làm việc quá sức hoặc tư thế hoạt động khiến cơ bị kéo căng quá lâu gây mất cân bằng vi chất trong cơ.
Rối loạn chức năng thần kinh:
các dây thần kinh vùng vai gáy bị kéo dãn, hoặc kéo căng quá mức có thể gây ra sự rối loạn chức năng dây thần kinh khu vực này. Đây cũng là nguyên nhân thường gặp gây ra các cơn đau mỏi vai gáy.
Các bệnh lý xương khớp:
đau vai gáy có thể là dấu hiệu của các tổn thương xương khớp như thoái hóa đốt sống cổ, thoát vị đĩa đệm, dính khớp bả vai…Nếu không điều trị, lâu dần người bệnh có thể bị mất chức năng hoạt động.
2. Nhận biết triệu chứng đau vai gáy
Các cơn đau mỏi vai gáy thường gặp sẽ có những đặc điểm sau:
Cơn đau thường xuất hiện sau khi ngủ dậy hoặc sau khi làm việc nặng, ngồi quá lâu trên bàn làm việc với cùng 1 tư thế.
Mức độ đau sẽ càng tăng khi người bệnh đi đứng, ngồi lâu, ho, hắt hơi, vận động cổ.
Cơn đau gáy có thể lan rộng đến bả vai, cánh tay (một hoặc hai bên) khiến vai và tay luôn bị tê mỏi, nặng nề, khó vận động.
Tùy trường hợp, người bệnh có thể xuất hiện thêm các triệu chứng chóng mặt, ù tai, hoa mắt…
3. Cách điều trị đau vai gáy không dùng thuốc tại phòng khám Châm Cứu - Bấm Huyệt Hoa Sen
Hiện nay, có không ít bệnh nhân bị đau vai gáy thường dùng thuốc giảm đau và cao dán để làm dịu cơn đau. Tuy nhiên, đây chỉ là các phương pháp tạm thời nhằm “khóa” cơn đau trong một thời gian ngắn. Khi ngưng sử dụng, cơn đau có thể trở lại trầm trọng hơn.
Chỉ khi xác định chính xác nguyên nhân gây đau và điều trị đúng cách, người bệnh mới có khả năng thoát khỏi cơn đau hoàn toàn. Vì vậy, khi nhận thấy có những cơn đau mỏi vai gáy bất thường và kéo dài, người bệnh cần đến gặp các bác sĩ chuyên khoa Trị liệu thần kinh cột sống để thăm khám lâm sàng, thực hiện xét nghiệm kiểm tra như chụp X-quang, chụp cộng hưởng cột sống cổ…, xác định chính xác vị trí cột sống tổn thương hoặc dây thần kinh bị chèn ép.
Với phương pháp trị liệu châm cứu bấm huyệt kết hợp vật lý trị liệu và đắp thuốc, phòng khám Hoa Sen đã giúp rất nhiều bệnh nhân thoát khỏi các cơn đau mỏi vùng vai gáy cổ, phục hồi chức năng vận động cột sống cổ mà không dùng thuốc hay phẫu thuật.
4. Chế độ sinh hoạt và dinh dưỡng dành cho bệnh nhân đau vai gáy
Để quá trình điều trị đau vai gáy đạt hiệu quả cao, người bệnh cần kết hợp thay đổi thói quen sinh hoạt cũng như chế độ dinh dưỡng hằng ngày:
Tuân thủ đúng theo hướng dẫn của bác sĩ, tránh việc tự ý ngừng điều trị khi thấy cơn đau đã thuyên giảm.
Hạn chế các hoạt động xoay vặn mạnh cột sống cổ vì có thể gây thêm các tổn thương cho dây thần kinh.
Tránh nằm hoặc ngồi 1 chỗ quá lâu có thể khiến các cơ vùng cổ bị co cứng, kém linh hoạt.
Thực hiện các động tác thể dục nhẹ nhàng để giúp cơ cổ được thư giãn như xoay cổ, ngửa đầu trước sau, xoay đầu qua 2 bên,…
Bổ sung các khoáng chất cần thiết cho xương khớp như Canxi, Omega -3, Vitamin C-D-E, Clucosamine & Chondroitin,…
Hạn chế các thức ăn nhanh, nhiều dẫu mỡ, các chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá.
5. Cách phòng ngừa triệu chứng đau mỏi vai gáy cho nhân viên văn phòng
Đau mỏi vai gáy là triệu chứng thường gặp của nhân viên văn phòng hoặc những đối tượng thường xuyên làm việc với tư thế cố định, ít vận động như nhân viên lập trình máy tính, kế toán, kiến trúc sư…Để phòng ngừa đau vai gáy, mọi người nên thay đổi thói quen khi ngồi làm việc:
Không ngồi quá lâu trong thời gian dài, nên thay đổi tư thế hoặc đứng lên vươn vai đi lại sau 1-2 tiếng làm việc.
Đặt màn hình máy tính ngang tầm mắt, điều chỉnh chiều cao bàn ghế phù hợp sao cho khuỷu tay vuông góc với mặt bàn khi gõ máy.
Khi sử dụng điện thoại nên đặt màn hình điện thoại ngang tầm mắt, tránh cúi đầu nhìn màn hình quá lâu.
Không dùng bả vai và đầu để giữ điện thoại khi nói chuyện.
Không nằm ngủ gục mặt trên bàn.
Khi nhận thấy triệu chứng đau mỏi vai gáy xuất hiện thường xuyên, người bệnh nên đến các chi nhánh gần nhất của Phòng Khám Châm Cứu - Bấm Huyệt Hoa Sen để được kiểm tra và điều trị đúng cách. Hiểu đúng bệnh, chữa đúng cách sẽ giúp người bệnh nhanh chóng thoát khỏi cơn đau, phục hồi sinh lực lâu dài, từ đó cải thiện chất lượng cuộc sống.
6. Bấm huyệt chữa đau vai gáy, đau lưng hiệu quả
Bấm huyệt có tác dụng gì trong điều trị đau lưng, đau mỏi vai gáy?
6 bước bấm huyệt trị đau vai gáy hiệu quả
7. Khi đau lưng nên bấm những huyệt nào để hạn chế nhanh chóng cơn đau?
8. Những lưu ý cần thiết đối với phương pháp bấm huyệt trị đau lưng, đau mỏi vai gáy
9. Bấm huyệt ở đâu chất lượng nhất thành phố Hồ Chí Minh?
Phòng khám Châm cứu-bấm huyệt Hoa Sen, một trong những cơ sở y tế nổi tiếng chất lượng, uy tín. Là cơ sở chuyên nhận điều trị các trường hợp bệnh lý xương khớp mạn tính như : thần kinh tọa, thoát vị đĩa đệm, thoái hóa lưng-cổ, đau vai gáy, đau lưng,đau đầu, mất ngủ,tai biến... bằng các phương pháp y học cổ truyền kết hợp y học hiện đại như : châm cứu, bấm huyệt , xung điện, chườm các loại thảo dược giúp tăng tuần hoàn máu huyết lưu thông, giảm đau, dãn cơ , phục hồi nhanh chức năng ban đầu.