Có hai kiểu giác hơi: Giác nóng và giác nguội (giác bằng một loại dầu). Giác nóng thường để lại dấu vết còn giác nguội thì không. Đây là phương pháp vật lí trị liệu rất cổ truyền. Bạn hãy thử sẽ khắc biết.
1. Cách giác hơi chữa bệnh
Chỉ cần mấy cái ống bằng nứa, thủy tinh, sừng hoặc một chiếc lọ nhỏ, cốc nhỏ để làm ống giác, cùng với một mẩu bông, ít cồn hay một nồi nước sôi là có thể thực hiệc giác hơi. Đây là một liệu pháp lợi dụng áp suất âm ở trong ống để gây hiện tượng xung huyết, tụ huyết tại chỗ nhằm mục đích chữa bệnh.
Vật dùng làm ống giác phải bằng phẳng và nhẵn để đảm bảo hơi không lọt vào ống khi giác và da không bị tổn thương khi ống hút vào. Có thể áp dụng một trong những cách giác sau:
- Đốt mảnh bông tẩm cồn 95 độ (hoặc mảnh giấy) rồi ném vào lòng ống giác, nhân lúc lửa cháy úp nhanh ống lên chỗ giác. Có thể dán mảnh bông tẩm cồn vào lòng ống rồi ném lửa vào.
- Dùng panh kẹp chặt miếng bông tẩm cồn, đốt cho bông cháy rồi khoắng vào lòng ống giác, khi rút panh ra lập tức úp nhanh ống giác lên chỗ giác
- Cho ống nứa vào nước đun sôi một lúc, lấy đũa gắp ống lên theo hướng dốc ngược, miệng ống vẫn để trong nước. Dùng khăn lót tay nhấc ống lên, vẩy sạch nước, thấm miệng ống vào khăn khô rồi úp nhanh vào chỗ giác. Chú ý độ nóng của miệng ống giác để tránh bỏng.
Các bước thực hiện:
- Xác định vị trí giác rồi chọn ống có kích thước thích hợp. Nếu giác ở đầu, mặt thì dùng ống nhỏ, giác chi trên dùng ống vừa, các nơi khác dùng ống vừa hoặc to.
- Làm thủ thuật giác: Nếu lỡ hút chặt quá, làm bệnh nhân đau, da trong ống giác phồng to thì cần cho thêm không khí vào ống giác. Ấn một ngón tay xuống da sát miệng ống, tay kia ép ống giác xuống bên đối diện, làm miệng ống giác nghiêng về một bên, tạo điều kiện cho hơi lọt vào.
- Lưu ống giác khoảng 10-20 phút, đến khi ống giác lỏng thì nhấc ống lên. Nếu cần nhấc sớm thì làm động tác như khi cho khí vào, sau đó nhấc ống lên.
Tùy theo yêu cầu của từng loại bệnh, trước hoặc sau giác có thể dùng kim 3 cạnh trích nặn máu (trường hợp có huyết ứ hoặc tà lưu ở sâu trong mạch máu). Trong khi giác, nếu có tổn thương da cần xử lý kịp thời.
Cách giác kể trên gọi là giác lưu, thường phải dùng nhiều ống giác cho một lần giác, mỗi ống giác cách nhau 5-7 cm. Ngoài ra còn có cách giác chớp nhoáng: Chỉ dùng một ống giác, ngoáy lửa thổi khí xong úp ống giác vào da; khi ống giác vừa bị hút chặt thì lập tức lấy ra (làm thành một tiếng kêu) rồi lại ngoáy lửa và giác như trên cho đến khi da ửng đỏ, có thể giác hết vùng này đến vùng khác.
2. Khi nào nên dùng liệu pháp giác hơi?
- Cảm lạnh, cảm nóng: Triệu chứng là đau đầu, chóng mặt, mắt sưng đỏ. Dùng kim 3 cạnh chích nặn một giọt máu ở vùng thái dương rồi giác bằng ống giác nhỏ. Riêng đối với cảm lạnh (sốt, sợ lạnh, không chảy mồ hôi, ngạt mũi, uể oải), cần giữ ấm cho bệnh nhân khi giác. Lúc giác xong lập tức mặc áo, trùm chăn cho ra mồ hôi. Nếu có thể thì cho uống một cốc nước gừng pha đường nóng hoăc cháo loãng nóng để giúp ra mồ hôi. Sau khi ra mồ hôi thì lấy khăn lau khô người, thay quần áo và giữ ấm.
- Hohen hoặc hen có đờm mạn tính: Chủ yếu là giác huyệt ở hai bên lưng, từ ngang đốt sống cổ 7 đến ngang đốt sống lưng 7.
- Đau bụng, sôi bụng, đại tiện phân lỏng hoặc nhão: Chủ yếu là giác ở các huyệt ở bụng, vùng đau ở bụng và dọc hai bên thăn lưng.
- Đau nhức cơ xương khớp: Chủ yếu giác ở chỗ đau.
Những người đau thắt lưng mạn tính có thể dùng cách giác thuốc như sau: Chuẩn bị các vị thuốc gồm ngải điệp, đỗ trọng, phòng phong, quế chi, khương hoạt, độc hoạt, mộc qua, tô mộc, hồng hoa, thiên niên kiện, mỗi thứ 10 g. Cho thuốc vào túi rồi đưa vào mồi nước, đun sôi một lát. Sau đó thực hiện giác theo kiểu giác bằng hơi nước. Mỗi ngày làm 1 lần, mỗi đợt làm trong 10 ngày.
Những người và bộ phận không nên giác:
- Người đang gầy khô, người có cơ đàn hồi kém.
- Người sốt cao mê sảng, người co giật toàn thân.
- Người đang bị sốt phát ban.
- Vùng da có bệnh.
- Các vùng có nhiều mạch máu, nơi xương gồ lên, vùng đầu có tóc, mỏm tim, núm vú, mắt, mũi, tai.
- Vùng bụng dưới và xương cùng của thai phụ.
Những người phù thũng cần thận trọng khi dùng giác.
3. Phòng khám Đông Y Hoa Sen nơi chữa giác hơi hiệu quả an toàn
Hiện tại rất nhiều bệnh nhân khi mắc bệnh lại không biết nên thăm khám và điều trị ở đâu để đảm bảo hiệu quả tốt nhất. Bởi nếu chúng ta thăm khám tại những cơ sở không đảm bảo sẽ không khỏi bệnh và có thể gặp nhiều nguy hiểm.
Tại TPHCM bệnh nhân có thể đến Phòng khám Y học Cổ truyền HOA SEN tại 182/9 bạch đằng, phường 24, quận bình thạnh, TPHCM. để được thăm khám và điều trị bệnh. Đây là một trong những cơ sở y tế chất lượng cao, uy tín đã được Sở Y tế cấp phép hoạt động tại TPHCM.
✤ Phòng khám hiện sở hữu đội ngũ y bác sĩ chuyên khoa giàu kinh nghiệm, chuyên môn cao và có kinh nghiệm công tác tại các bệnh viện uy tín trong lĩnh vực y học cổ truyền.
✤ Phòng khám cũng đầu tư các trang thiết bị y tế hiện đại, chuyên nghiệp để hỗ trợ tốt nhất quá trình thăm khám và điều trị bệnh.
✤ Sử dụng những phương pháp chữa bệnh tối ưu và hiệu quả nhất để tích cực điều trị bệnh cho mọi người. Cùng với đó là chi phí điều trị bệnh hợp lý và phù hợp với khả năng tài chính của mọi người.
Để được tư vấn và hỗ trợ tốt nhất vui lòng liên hệ:
PHÒNG KHÁM ĐÔNG Y HOA SEN
Địa chỉ cơ sở 1 : 33/16 Lý Văn Phức, Tân Định, Quận 1, HCM
Địa chỉ cơ sở 2 : 95/6 Lương Định Của, Phường An Khánh, Quận 2
Thời gian làm việc: 8h-20h tất cả các ngày trong tuần.
HOTLINE: 0932518131 - 0778899207