the

Cách chữa thoát vị đĩa đệm không gây biến chứng

Mặc dù bệnh thoát vị đĩa đệm khá phổ biến trong nhóm bệnh lý về cột sống nhưng rất ít người hiểu rõ về căn bệnh này. Có nhiều người bệnh khi điều trị vẫn không biết lý do tại sao mình mắc bệnh. Việc tìm hiểu kỹ về bệnh giúp mọi người tiếp cận đúng phương pháp, tiết kiệm chi phí và đạt hiệu quả tốt nhất.

Cập nhật gần nhất 14/12/2023

Thoát vị đĩa đệm là một trong những căn bệnh xương khớp phổ biến. Theo thống kê, Việt Nam có đến hơn 17% số người mắc bệnh thoát vị đĩa đệm. Căn bệnh này có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm như làm mất khả năng lao động, bại liệt, thậm chí đe dọa đến tính mạng. 

Mặc dù bệnh thoát vị đĩa đệm khá phổ biến trong nhóm bệnh lý về cột sống nhưng rất ít người hiểu rõ về căn bệnh này. Có nhiều người bệnh khi điều trị vẫn không biết lý do tại sao mình mắc bệnh. Việc tìm hiểu kỹ về bệnh giúp mọi người tiếp cận đúng phương pháp, tiết kiệm chi phí và đạt hiệu quả tốt nhất.

1. Thoát vị đĩa đệm là gì? – hiểu rõ để trị bệnh hiệu quả

Thoát vị đĩa đệm là tình trạng nhân nhầy đĩa đệm ở giữa các đốt sống thoát ra khỏi những thớ sợi bao quanh bên ngoài. Hay nói một cách khác, đĩa đệm bị ép lồi, lệch ra khỏi vị trí bình thường gây chèn ép lên tủy sống hoặc các rễ dây thần kinh. 

Bất kì đoạn nào của cột sống cũng có thể xảy ra thoát vị đĩa đệm, nhưng hay gặp nhất là ở vị trí thắt lưng. Bệnh thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng đè ép vào rễ dây thần kinh tọa sẽ gây chứng đau thắt lưng và đau lan xuống chân (còn gọi là đau thần kinh tọa). Thoát vị đĩa đệm cột sống cổ sẽ gây đau cổ và vai gáy. Nếu bị chèn ép rễ thần kinh cánh tay sẽ có thêm hiện tượng tê tay.

Thoát vị đĩa đệm là tình trạng đĩa đệm bị ép lồi, lệch ra khỏi vị trí bình thường 

2. Nguyên nhân gây ra bệnh thoát vị đĩa đệm?

Có rất nhiều nguyên nhân gây bệnh thoát vị đĩa đệm. Dưới đây là một số nguyên nhân điển hình:

– Chấn thương cột sống:

Lao động quá sức, nâng vác, nhấc vật nặng ở tư thế không phù hợp hoặc ngồi, cúi, xoay người sai tư thế đều là nguyên nhân có thể gây thoát vị đĩa đệm.

– Do tuổi tác:

Những người ở độ tuổi từ 30-60 tuổi có nguy cơ bị thoát vị đĩa đệm cao nhất. Đó là do khi tuổi ngày một cao, đĩa đệm bị mất dần nước và trở nên khô.

– Nguyên nhân do bệnh lý về cột sống:

Thoái hóa cột sống cũng là nguyên nhân gây thoát vị đĩa đệm. Ngoài ra, nguyên nhân mà ít người chú ý đến đó là do bẩm sinh như gai đôi cột sống, gù vẹo cột sống…

– Thừa cân, béo phì:

Cơ thể có trọng lượng quá nặng sẽ làm tăng sức nặng cho cột sống và gây thoát vị đĩa đệm.

– Một số nguyên nhân khác:

Tuổi tác là một trong những nguyên nhân gây bệnh thoát vị đĩa đệm Thoát vị đĩa đệm cũng có thể xảy do tai nạn hoặc chấn thương cột sống. Ngoài ra, việc ăn uống thiếu hụt chất dinh dưỡng, sử dụng chất kích thích hoặc di truyền từ bố mẹ sang con cái cũng là những nguyên nhân gây thoát vị đĩa đệm.

3. Bệnh thoát vị đĩa đệm có nguy hiểm không?

Cũng như bao căn bệnh xương khớp khác, thoát vị cũng gây ra các cơn đau buốt. Tình trạng đau kéo dài khiến người bệnh khó cử động, mệt mỏi, ăn ngủ không yên, sức khỏe sa sút ảnh hưởng đến công việc và cuộc sống.
Tuy nhiên, không chỉ dừng lại ở đó, nếu khối lượng thoát vị đĩa đệm quá to, gây chèn ép tủy sống và dây thần kinh xuất phát từ vùng chóp tủy sẽ gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm. Hậu quả là người bệnh sẽ phải đối mặt tình trạng bị đau rễ dây thần kinh phản ánh, teo cơ, mất kiểm soát khi đi vệ sinh hay thậm chí là tàn phế suốt đời.
Các phương pháp điều trị thoát vị đĩa đệm thường gặp Ngoài vấn đề bệnh thoát vị đĩa đệm có nguy hiểm không thì việc điều trị chính là mối quan tâm hàng đầu của người bệnh. Các phương pháp điều trị thoát vị đĩa đệm hiện nay bao gồm:

4. Điều trị thoát vị đĩa đệm theo Tây y

– Dùng thuốc Tây:
Các cơn đau của bệnh thoát vị đĩa đệm có thể được kiểm soát bằng các loại thuốc giảm đau, thuốc chống viêm như acetaminophen, ibuprofen, aspirin, paracetamol, thuốc giãn cơ, vitamin nhóm B…
– Can thiệp ngoại khoa:
Phương pháp can thiệp ngoại khoa thường áp dụng là phẩu thuật nhưng phương pháp này cũng tiềm ẩn khá nhiều rủi ro  

5. Điều trị thoát vị đĩa đệm bằng đông y

– Châm cứu,Bấm huyệt, Vật lý trị liệu:

Xoa bóp, bấm huyệt, châm cứu, sử dụng máy trị liệu và các bài tập là phương pháp được khá nhiều bệnh nhân áp dụng vì mức đọ an toàn tuyệt đối, khả năng phục hồi cao. Châm cứu giúp bệnh nhân giảm đau nhanh,phối hợp dùng thuốc rất hiệu quả nhưng cần phải làm liên tục để ổn định. Gần đây, có 1 số bệnh nhân theo điều trị bằng phương pháp châm cứu đã giảm đau, giảm biến chứng lên đến 70% so với ban đầu. Đây cũng là 1 tin vui cho nhiều bệnh nhân đang khổ sở vì những cơn đau do Thoát Vị Đĩa Đệm gây ra.

6. Sử dụng châm cứu để chữa trị thoát vị đĩa đệm


Châm cứu đã được chứng minh là khá hiệu quả trong việc điều trị thoát vị đĩa đệm và đi kèm với đau dây thần kinh tọa. Ngoài ra, phương pháp này cũng có thể điều trị hẹp cột sống, đau thắt lưng, rễ dây thần kinh bị chèn ép, đau cổ, rối loạn thần kinh và các căn bệnh khó chịu khác. 

Phương pháp châm cứu để điều trị thoát vị đĩa đệm và thoái hóa cột sống được chứng minh là hiệu quả hơn, ít rủi ro hơn và ít xâm nhập hơn so với một số phương pháp truyền thống như phẫu thuật hay uống thuốc giảm đau. Chính vì những tác dụng phụ của việc sử dụng thuốc để điều trị thoát vị đĩa đệm mà người ta thích sử dụng phương pháp châm cứu hơn. 

Phương pháp châm cứu hiệu quả hơn khi được sử dụng để giải quyết thoát vị đĩa đệm đi kèm với triệu chứng sưng tấy và chuột rút. Nếu như tình trạng bệnh nhân nặng hơn, phương pháp châm cứu sẽ được sử dụng kèm với các loại thảo dược để hỗ trợ bệnh nhân trong quá trình hồi phục. Phương pháp châm cứu sẽ có hiệu quả lâu dài hơn khi sử dụng kết hợp cùng với phương pháp vật lý trị liệu và tập luyện. Khi châm cứu được thực hiện một cách chính xác nó còn giúp cho bệnh nhân cải thiện tâm trạng và bớt mệt mỏi.

Khi điều trị bằng phương pháp châm cứu, sức khỏe của bệnh nhân sẽ được cải thiện nhanh chóng và giảm đau đáng kể nếu như được điều trị sớm. Nghiên cứu khoa học đã chỉ ra rằng châm cứu kích thích vùng cột sống bị tổn thương tạo ra chất steroid một cách tự nhiên thúc đẩy nó tự sửa chữa và giải phóng ra hóc-môn endorphin giúp giảm đau. Bằng cách tự nhiên này, các vị trí sưng tấy sẽ xẹp nhỏ lại và cơn đau được giải tỏa. 

Việc tham khảo ý kiến các chuyên gia bác sĩ là hết sức quan trọng để đánh giá mức độ tổn thương trong trường hợp thoát vị đĩa đệm đi kèm đau dây thần kinh tọa, trước khi xem xét đến việc điều trị bằng phương pháp châm cứu.
Phòng Châm Cứu- Bấm Huyệt Hoa Sen nằm ở Địa chỉ: 33/16 Lý Văn Phức, Phường Tân Định, Quận 1 là cơ sở chuyên điều trị thoát vị đĩa đệm bằng phương pháp châm cứu hiệu quả bên cạnh đó phòng khám còn nhận điều trị các trường hợp bệnh lý xương khớp mạn tính như : thần kinh tọa, thoát vị đĩa đệm, thoái hóa lưng-cổ, đau vai gáy, đau lưng,đau đầu, mất ngủ,tai biến...

Liên hệ Phòng Châm cứu - Bấm huyệt Hoa Sen để được tư vấn miễn phí về các bệnh cơ xương khớp  theo phương pháp không dùng thuốc 0932.518131

Tags:  Châm Cứu Tại Nhà | Bấm Huyệt Tại Nhà

Đông Y Hoa Sen

Bài viết liên quan