the
Bí quyết chữa dứt điểm đau thần kinh tọa
Hiện nay, việc chữa bệnh đau thần kinh tọa không còn quá khó khăn với nhiều phương pháp từ Y học cổ truyền cho đến Y học hiện đại. Để điều trị bệnh hiệu quả, người bệnh nên phối hợp các phương pháp này thì sẽ có khả năng khỏi bệnh cao hơn.
Cập nhật gần nhất 14/12/2023
Hiện nay, việc chữa bệnh đau thần kinh tọa không còn quá khó khăn với nhiều phương pháp từ Y học cổ truyền cho đến Y học hiện đại. Để điều trị bệnh hiệu quả, người bệnh nên phối hợp các phương pháp này thì sẽ có khả năng khỏi bệnh cao hơn. Do đó, bên cạnh việc sử dụng thuốc, châm cứu bấm huyệt chữa đau thần kinh tọa cũng là các biện pháp được nhiều bác sĩ đánh giá cao và thường áp dụng trong điều trị bệnh này.
1. Bệnh thần kinh tọa là gì?
Bệnh thần kinh tọa là gì? Chắc hẳn nhiều người cũng đã nghe nói đến căn bệnh này và có thể bắt gặp nhiều trường hợp xung quanh quanh chúng ta. Đây là căn bệnh thường gặp ở nam giới từ với độ tuổi 30-70 kèm theo những cơn đau tê dai dẳng ảnh hưởng đến sinh hoạt và lao động. Để biết rõ hơn về căn bệnh thần kinh tọa, chúng ta hãy tìm kiến thức về căn bệnh này.
Bệnh thần kinh tọa là căn bệnh về xương khớp phổ biến do dây thần kinh tọa bị tổn thương hoặc bị chèn ép, gây ra những cơn đau.
Dây thần kinh tọa là dây thần kinh dài nhất của cơ thể, còn được gọi là dây thần kinh hông bắt đầu từ phần dưới của thắt lưng và kéo dài đến các ngón chân. Đây là dây thần kinh chi phối và điều khiển các hoạt động của lưng và chi dưới như đi, đứng ngồi, co duỗi chân…
Đau dây thần kinh tọa có biểu hiện bằng những cơn đau theo rễ thần kinh vùng thắt lưng 5 và rễ thần kinh sống 1 lan xuống phía đùi. Khi rễ thần kinh lưng 5 bị tổn thương hay bị chèn ép thì sẽ xảy ra những cơn đau từ lưng eo kéo dài xuống tận các ngón chân. Nếu rễ thần kinh sống 1 bị tổn thương thì cơn đau từ phía sau mông lan xuống mặt ngoài cẳng chân xuống bàn chân. Nếu đau dây thần kinh tọa hông thì có những cơn đau phía trên đầu gối và đau dây thần kinh tọa dưới thì đau lan tới mắt cá bàn chân.
2. Nguyên nhân gây bệnh thần kinh tọa
• Thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng được cho là nguyên nhân chính gây đau thần kinh tọa. Sở dĩ như vậy bởi vì đĩa đệm cột sống lúc này mất tính đàn hồi, trở nên khô ráp và có thể rách hoặc nứt gây ra tình trạng thoát vị đĩa đệm, khiến các dây thần kinh vùng cột sống thắt lưng bị chèn ép, tổn thương. Từ đó, hình thành nên các cơn đau thần kinh tọa.
• Các dị dạng bẩm sinh như gai đôi cột sống hay thoái hóa cột sống, viêm cột sống dính khớp, viêm xương khớp, hẹp ống cột sống, ung thư cột sống, các chấn thương hay bị nhiễm trùng xương khớp cũng khiến các dây thấn kinh tọa bị tổn thương gây ra các cơn đau dai dẳng.
• Yếu tố nghề nghiệp cũng có ảnh hưởng đến các cơn đau thần kinh tọa. Đối với những công việc thường đứng hoặc ngồi lâu một chỗ trong thời gian dài hay lao động nặng quá mức, sai tư thế… khiến cột sống và các dây thần kinh phải chịu áp lực, lâu ngày thúc đẩy bệnh phát triển.
3. Biểu hiện của bệnh thần kinh tọa
Đau dây thần kinh tọa trường hợp nhẹ thì người bệnh có thể đi lại và hoạt động bình thường, nếu đi lại hay làm việc nhiều mới thấy đau. Còn trường hợp nặng, người bệnh phải chịu những cơn đau với tần suất lớn, khi đi lại, ho hay hắt hơi, đại tiện cũng dễ cảm thấy đau nhức. Bệnh lâu ngày có thể gây teo cơ đùi, mông, cẳng chân phía thường xuyên bị đau, mất cảm giác và khó điều khiển được, ảnh hưởng nhiều đến khả năng lao động của người bệnh.
4. Liệu pháp không dùng thuốc
Hầu hết nguyên nhân đau thần kinh tọa là do thoát vị đĩa đệm chèn ép dây thần kinh. Do đó, việc dùng thuốc chỉ có tác dụng giảm đau tạm thời, không thể chữa đau tận gốc. Quan trọng nhất là phải chẩn đoán chính xác nguyên nhân cơn đau để từ đó có phương pháp điều trị thích hợp.
Phòng Châm Cứu-Bấm Huyệt Hoa Sen sử dụng phương pháp trị liệu day ấn huyệt kết hợp các bài tập vật lý trị liệu chữa thần kinh tọa, điện xung và châm cứu nhằm tác động trực tiếp nguyên nhân gây bệnh, giúp chữa lành các cơn đau một cách tự nhiên mà không dùng thuốc hay phẫu thuật.
Xoa bóp bấm huyệt chữa đau thần kinh toạ:
Dùng các thủ pháp day, ấn dọc theo đường đi của thần kinh tọa (kinh bàng quang) có tác dụng thả lỏng cơ, giúp khí huyết lưu thông tốt hơn, đỡ đau nhức hơn. Ngoài ra cũng có thể kết với châm cứu nhằm đạt hiệu quả điều trị tốt hơn.
Châm cứu chữa đau thần kinh toạ:
chủ yếu tập trung vào các huyệt vùng thắt lưng tương ứng với các rễ thần kinh; các huyệt nằm dọc theo đường đi của dây thần kinh. Phương huyệt thường dùng: Thận Du, Đại Trường Du, Hoàn Khiêu, Thượng Liêu, Phong Thị , Dương Lăng Tuyền, Túc Tam Lý, Ủy Trung, Thừa Sơn, Côn Lôn, Tam Âm Giao. Ngoài ra, có thể gia giảm các huyệt tại chỗ hoặc xa nơi vùng đau với các thủ pháp khác nhau, tùy theo tính chất hàn nhiệt, trạng thái hư thực, vị trí nông sâu của từng người bệnh. Liệu trình điều trị từ 1 đến 4 tuần.
Châm cứu bấm huyệt là phương pháp chữa trị của Y học cổ truyền dựa trên các lý luận của Y học phương Đông nhằm giúp người bệnh giảm đau, cơ bắp được thư giãn, kinh mạch thông suốt và linh hoạt rất tốt cho bệnh nhân đau thần kinh tọa.Việc kết hợp cả y học Đông – Tây khi điều trị bệnh đau thần kinh tọa chắc chắn sẽ mang đến hiệu quả tốt nhất, giúp người bệnh thoát khỏi căn bệnh này và nhanh chóng trở lại cuộc sống sinh hoạt hàng ngày.
Phòng Châm Cứu- Bấm Huyệt Hoa Sen nằm ở Địa chỉ: 33/16 Lý Văn Phức, Phường Tân Định, Quận 1 là cơ sở chuyên nhận điều trị các trường hợp bệnh lý xương khớp mạn tính như : thần kinh tọa, thoát vị đĩa đệm, thoái hóa lưng-cổ, đau vai gáy, đau lưng,đau đầu, mất ngủ,tai biến... bằng các phương pháp y học cổ truyền kết hợp y học hiện đại như : châm cứu, bấm huyệt , xung điện, chườm các loại thảo dược giúp tăng tuần hoàn máu huyết lưu thông, giảm đau, dãn cơ , phục hồi nhanh chức năng ban đầu. Đây là 1 địa chỉ được đánh giá cao về mức độ uy tín, thái độ phục vụ tận tình, chi phí hợp lý.
5. Phòng bệnh đau thần kinh tọa
• Tập thể dục thường xuyên với những bài tập nhẹ nhàng giúp nâng cao thể lực, tăng cường sự dẻo dai cho các khối cơ lưng gần khu vực cột sống, cơ bụng. Cố gắng tránh những chấn thương cột sống và những môn thể thao vận động quá mức.
• Chế độ dinh dưỡng và sinh hoạt phải hợp lý và khoa học, tránh các chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá, tránh căng thẳng, stress.
• Tránh khiêng vác các vật nặng và làm việc quá sức