5 phút mỗi ngày với các bài tập chữa đau thần kinh tọa
Đau thần kinh tọa là một triệu chứng báo hiệu bạn có khả năng bị thoát vị đĩa đệm. Không chỉ phổ biến ở người lớn tuổi mà ngay cả những người trẻ tuổi thường xuyên mang vác và lao động nặng nhọc ở tư thế sai vẫn có nguy cơ bị đau thần kinh tọa rất cao. Bệnh gây suy giảm nghiêm trọng sức lao động, làm người bệnh bị hạn chế trong các hoạt động sinh hoạt hằng ngày, dần dần gây teo cơ, dẫn đến tàn phế.
Cập nhật gần nhất 14/12/2023
Đau thần kinh tọa là một triệu chứng báo hiệu bạn có khả năng bị thoát vị đĩa đệm. Không chỉ phổ biến ở người lớn tuổi mà ngay cả những người trẻ tuổi thường xuyên mang vác và lao động nặng nhọc ở tư thế sai vẫn có nguy cơ bị đau thần kinh tọa rất cao. Bệnh gây suy giảm nghiêm trọng sức lao động, làm người bệnh bị hạn chế trong các hoạt động sinh hoạt hằng ngày, dần dần gây teo cơ, dẫn đến tàn phế. Để việc điều trị đạt hiệu quả tốt nhất, ngoài việc tuân thủ nghiêm ngặt phác đồ điều trị, các bác sĩ chuyên khoa tại Phòng châm cứu bấm huyệt Hoa Sen khuyên bệnh nhân cần có chế độ luyện tập hằng ngày để tăng cường độ dẻo dai, khỏe mạnh của các khối cơ và cột sống.
1. Nguyên nhân đau thần kinh tọa
Thoát vị đĩa đệm chèn ép dây thần kinh là nguyên nhân phổ biến dẫn đến đau thần kinh tọa, chiếm đến 80% các ca mắc bệnh.
Các vấn đề bất thường nơi cột sống thắt lưng như viêm nhiễm tại chỗ hoặc khu vực xung quanh (như giang mai, nhiễm virut herpes, các bệnh lý đái tháo đường, nhiễm độc chì,…), viêm cơ tháp vùng chậu ( phổ biến ở các vận động viên thể thao), hội chứng nẹp ống sống, viêm mặt nhỏ của khớp, chấn thương cột sống, di căn cột sống (ung thư vú, ung thư buồng trứng, ung thư tuyến tiền liệt,…
Các nguyên nhân từ ống sống như u dây thần kinh tủy, u màng não tủy, u tủy…
2. Triệu chứng phổ biến
Đau thắt lưng, lan dọc xuống chân theo đường đi của dây thần kinh tọa Cơn đau có thể xuất hiện đột ngột hoặc đau âm ỉ, tăng lên khi người bệnh vận động quá sức, thay đổi tư thế, ho, hắt hơi.
Ngoài triệu chứng đau, người bệnh có thể kèm theo cảm giác tê nóng, đau rát bỏng hoặc kiến bò ở các khu vực bị đau bài tập chữa đau thần kinh tọaThoát vị đĩa đệm chèn ép dây thần kinh tọa gây đau nhức
3. Các bài tập hỗ trợ điều trị đau thần kinh tọa hiệu quả
Bài tập cải thiện sự linh hoạt vùng thắt lưng
Thực hiện: Cong một đầu gối lên về phía ngực và dùng 2 tay ôm chặt đầu gối. Kéo dần dần về phía ngực đến mức có thể. Giữ tư thế trong khoảng 20-30 giây, kết hợp hít thở sâu. Đổi chân và thực hiện 3 lần.
Lưu ý:
Đừng quá căng cổ, vai và ngực.
Chỉ kéo giãn ở mức thoải mái có thể, không được gắng sức.
Bài tập kéo giãn cơ đùi sau
Vị trí ban đầu: đứng thẳng và để 1 chân lên một vật cố định như bậc, nấc thang. Giữ chân thẳng, duỗi thẳng ngón chân.
Thực hiện: Ngả người về trước, lưng thẳng. Giữ tư thế trong 20 – 30 giây, kết hợp thở sâu. Đổi chân và thực hiện từ 2 đến 3 lần.
Lưu ý:
Không cố quá sức với các tư thế kéo căng cơ.
Giữ lưng thẳng ở tất cả các tư thế.
Bài tập kéo giãn cơ hình trái lê (cơ tháp)
Vị trí ban đầu: Nằm dựa lưng, dùng một chiếc gối nhỏ hoặc sách để kê đầu. Cong chân trái và để mắt cá chân phải chéo qua đầu gối chân trái.
Thực hiện: Dùng 2 tay giữ chặt bắp đùi trái và kéo người về phía người. Giữ phần xương cụt ngay trên sàn, để hông thẳng. Kéo căng mông phải. Giữ trong 20-30 giây, kết hợp thở sâu. Thực hiện 2 đến 3 lần.
Lưu ý:
Có thể sử dụng khăn thay thế nếu không thể dùng tay giữ đùi.
Đừng để xương cụt trượt khỏi sàn.
Giữ khung xương chậu thẳng
4. Cách chữa trị bệnh đau thần kinh tọa không dùng thuốc tại Phòng châm cứu bấm huyệt hoa sen
Nguyên nhân đau thần kinh tọa là do thoát vị đĩa đệm chèn ép dây thần kinh. Do đó, việc dùng thuốc chỉ có tác dụng giảm đau tạm thời, không thể chữa đau tận gốc. Quan trọng nhất là phải chẩn đoán chính xác nguyên nhân cơn đau để từ đó có phương pháp điều trị thích hợp.